Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Lý do nên trang bị mũ nón bảo hộ lao động khi làm việc?

Thường ngày này khi đi ngang các công trình xây dựng, các nhà máy, xí nghiệp, bạn có phân vân tự hỏi tại sao công nhân, người lao động , kỹ sư ... Đều phải  sử dụng quần áo bảo hộ lao động, găng tay bảo hội, đội mũ nón bảo hộ lao động, và tại sao các cơ quan luật pháp không cho phép đội mũ nón bảo hộ lao động thay thế cho mũ nón bảo hiểm, vậy giữa chúng có sự khác nhau thế nào. Đó cũng là câu hỏi mà chúng tôi nhận được từ khá nhiều khách hàng khi tìm đến Hanko?


Cấu tạo của chiếc nón bảo hộ lao động

Vậy tại sao chúng ta phải đội mũ bảo hộ lao động khi làm việc, một câu hỏi khá đơn giản và ai cũng có thể trả lời được, tất nhiên là để giúp cho phần đầu tránh được những va đập khi tham gia lao động, vậy đầu tiên chức năng của mũ nón bảo hộ là giữ an toàn cho người lao động khi tham gia làm việc, giảm thiểu một cách tối đa nhất những rủi ro, tổn thương khi có tai nạn lao động xảy ra , một điều mà không chỉ tôi mà tất cả mọi người đều không ai mong muốn, nhưng bạn có biết cấu tạo của mũ nón bảo hộ lao động thường được làm bằng nhựa cứng, và thường bên trong sẽ được thiết kế một số dây tréo, ta gọi là lồng nón, bạn quan sát sẽ thấy giữa vỏ nhựa và lồng nón bảo hộ lao động sẽ có khoảng không, với khoảng không này khi lao động vật nguy hiểm rơi từ trên cao va chạm sẽ là khoảng trống đàn hồi, giúp tiêu hao lực va chạm, đảm bảo cho lực va chạm là nhỏ nhất, từ đó bảo vệ tốt nhất cho người lao động , ngoài ra mũ nón bảo hộ còn có chức năng tránh mưa nắng trong quá trình lao động

Vậy mũ, nón bảo hiểm có cấu tạo thế nào

Như bạn quan sát mũ nón bảo hiểm thường được cấu tạo một lớp nhựa cứng được làm bằng chất liệu chất lượng cao, và bên trong là lớp mút xốp tiêu chuẩn, tác dụng của mũ nón bảo hiểm cũng giống như mũ nón bảo hộ lao động, nhưng thiết kế thì hoàn toàn trái ngược, điều khác biệt là lớp mút xốp dày tiêu chuẩn có khả năng chịu lực theo phương ngang, như bạn biết khi tai nạn giao thông xảy ra thì người bị tai nạn thường có xu hướng ngã theo phương ngang, vì vậy với thiết kế theo tiêu chuẩn chịu lực theo phương ngang sẽ giúp người tham gia giao thông tránh những tổn thương, còn mũ nón bảo hộ lao động thì hoàn toàn ngược lại , mũ nón bảo hộ được thiết kế để chịu lực theo phương thẳng đứng để tránh vật rơi từ trên cao, vì vậy theo quy định hai loại mũ có những tác dụng hoàn toàn khác nhau, vì vậy tùy điều kiện, chức năng hoạt động bạn phải lựa chọn mũ nón bảo hộ phù hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét